TẬP THỂ DỤC PHỔI CHO BỆNH NHÂN F0
Hiện nay nhiều bệnh nhân F0 xảy ra hiện tượng tức ngực, khó thở. Nguyên nhân do virus tấn vào niêm mạc ở các ống khí quản, phế quản, phế nang của phổi gây viêm, phù nề giảm dung tích đường ống thở, gây tăng tiết dịch, tăng đờm dãi, dẫn đến càng hạn hẹp đường thở.
Ngoài việc thở oxy, dùng thuốc kháng viêm, kháng dị ứng ra, thì việc bệnh nhân F0 tập thể dục phổi hoặc các bệnh nhân F0 cùng nhau tập thể dục phổi, sẽ giúp long được đờm dãi trong đường thở, đẩy các khí cạn, đờm dãi trong phổi ra ngoài, giúp các bệnh nhân F0 dễ thở hơn. Tất nhiên có rất nhiều bài tập thể dục phổi, nhưng tập thể dục và chăm sóc cho phổi đơn giản nhất, các bạn có thể tham khảo video hình ảnh của ThS. Hoàng Văn Lâm, nguyên giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội hướng dẫn sơ bộ dưới đây:
Degulam Tập thể dục phổi cho bệnh nhân F0
Bài tập 1: Đẩy khí cặn ra ngoài
Người tập hít thật sâu, phần ngực phình lớn lên nhất, phần bụng óp lại thật sâu, sau đó thờ từ từ ra, thả lỏng có thể khoảng 1 phút. Sau đó, tiếp tục chu kỳ tập thở tiếp theo. Làm đi làm lại tối thiểu 10 lần/buổi (sáng, chiều, tối). Động tác này, giúp phổi được giãn ra tối đa, rồi co lại, giúp đẩy các khí cặn trong phổi ra ngoài, thay thể bằng khí tươi.
Bài tập 2: Long đờm dãi
Bài tập này cần sự hỗ trợ của người chăm bệnh hoặc các bệnh nhân F0 sếp thành hàng dọc tự tập cho nhau
Người chăm bệnh hoặc người ngồi sau, chụm kín các ngón tay lại, tạo 1 khoảng không trong lòng bàn tay, sau đó vỗ vào phần trên của lưng (vi trí 2 bên phổi). Lực vỗ đủ mạnh để long đờm dãi trong phổi ra, nhưng không vỗ mạnh quá để bệnh nhân thấy đau. Vỗ liên tục khoảng 10 phút. Động tác này nên tập khi chúng ta ngủ dậy.
Với nhiều người xếp hàng tập thì người trên cùng sẽ đổi chỗ cho người cuối cùng, cứ luân phiên khi hết buổi tập. Thời gian tập có xếp hàng khoảng 20- 30 phút.
Đối với các bệnh nhân F0 phải nằm, thì người chăm bệnh, đặt nghiêng người bệnh, rồi vỗ vào phần phổi phía trên. Sau đó lật nghiêng người lại và vỗ phần phổi còn lại.
Động tác vỗ hơi này, giúp đờm dãi bị long ra không bám dính vào bề mặt đường niêm mạc đường hô hấp, khi có phản xạ ho, giúp đẩy đờm dãi ra ngoài, giúp thông thoáng đường thở và giúp chúng ta dễ thở hơn. Đặc biệt, đối với người nằm lâu trên giường bệnh, sẽ giúp giảm nguy cơ viêm phổi, lở loét vùng phổi.
Chúc các bệnh nhân F0 vượt qua được triệu trứng khó thở và sớm bình phục trở lại.
Xem thêm