PHÂN BIỆT RỐI LOẠN TIÊU HÓA CỦA BỆNH NHÂN F0

Rối loạn tiêu hóa của bệnh nhân F0 có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do ăn uống, do quá trình của bệnh sinh, cũng có thể do dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ điều trị khác gây ra. 

Qua quá trình theo dõi và hướng dẫn chăm sóc các bệnh nhân F0 sử dụng Degulam, trong giai đoạn vừa qua, ThS. Hoàng Văn Lâm tổng hợp và phân loại các thời điểm và dấu hiệu rối loạn tiêu hóa để cung cấp thêm thông tin giúp các bạn phân biệt nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh sau:
 

1. Rối loạn tiêu hóa (đi cầu lỏng) ngay ngày đầu tiên mắc bệnh hoặc có dấu hiệu sốt nóng: Nguyên nhân có thể do virus corona, đã xâm nhập vào đường tiêu hóa gây ra triệu chứng đi cầu lỏng. Theo TS. Nguyễn Minh Phương, sự xâm nhập của SARS-CoV-2 làm giảm số lượng và chức năng của ACE2 (enzyme chuyển hoá angiotensin 2) trên bề mặt tế bào ruột, dẫn tới triệu chứng lâm sàng rối loạn tiêu hóa (đi cầu lỏng) liên quan mật thiết tới vai trò của ACE2 trong tế bào ruột, trong đó có hội chứng cơn bão Cytokine thường thấy ở các ca bệnh nặng.

Những trường hợp này, thì các bệnh nhân F0 không nên điều trị tai nhà, mà cần đến bệnh viện chuyên khoa để được chăm sóc y tế, vì bệnh nhân F0 nhiều khả năng có thể tiến triển nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

2. Rối loạn tiêu hóa, sau khi sốt 3 ngày: Đây là triệu chứng thường gặp của những người bị mắc bệnh do virus gây nên như: Sốt siêu vi, sốt xuất huyết, chân tay miệng, sốt phát ban, SARS, SARS Cov2. Triệu chứng này thường xảy ra ở ngày thứ 4 và ngày thứ 5 sau đó hết. Hiện tượng rối loạn tiêu hóa nhẹ, chỉ đi cầu phân hơi lỏng, đi 1- 2 lần trên ngày, và thường hết triệu chứng này vào ngày thứ 6. Việc đi cầu lỏng này có thể nguyên nhân do qua quá trình đào thải độc tố do virus chết sinh ra (khi cơ thể phát hiện virus, sẽ tiêu diệt virus và virus chết sinh ra độc tố) qua đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa nhẹ.

3. Rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh: Để phòng bộ nhiễm vi khuẩn tại các vi trị tổn thương trong cơ thể đối với các bệnh nhân nặng, thì phải dùng kháng sinh phổ rộng. Khi dùng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ dẫn đến diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột và xảy ra rối loạn tiêu hóa đi cầu lỏng.

Rối loạn tiêu hóa

4. Rối loạn tiêu hóa do dùng Degulam sai: Triêu chứng này rất dễ nhận biết, thường xảy ra ngay sau khi uống Degulam, chỉ sau nhiều nhất khoảng 15 phút, đã có dấu hiệu sôi bụng, bụng kêu óc ách, đau bụng hoặc đi cầu lỏng. Thường xảy ra một số lỗi mắc phải sau:

  • 4.1. Cách pha Degulam sai: Trên vỏ hộp và hướng dẫn sử dụng Degulam ghi rất rõ: “1 gói cốm DEGULAM pha tối thiểu với 100ml nước”. Nhưng 1 số bệnh nhân F0, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng chỉ pha với 1 thìa canh nước. Do đó, khi uống Degulam vào gây đau quặn bụng và rối loạn tiêu hóa.
  • 4.2. Dùng quá liều Degulam dẫn đến cơ thể đã chuyển sang trạng thái lương (mát) dẫn đến gây rối loạn tiêu hóa, lạnh người. 

+ Về hướng dẫn sử dụng Degulam dùng khi sốt nóng, bệnh nhân F0 có thể dùng 10 gói/ngày, pha ra uống thay nước. Đến khi hết sốt nóng cần phải giảm ngay liều xuống liều hỗ trợ điều trị 6 gói/ngày. Khi hết tất cả các triệu chứng bệnh, cần phải giảm ngay liều xuống liều phòng bệnh 3 gói/ngày. Thì một số bệnh nhân, do lo sợ bệnh cứ uống nhiều cho nhanh khỏi, nhanh hết bệnh, đã xảy ra rối loạn tiêu hóa đi sôi bụng, bụng kêu óc ách, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, lạnh người.

+ Một số người ở trạng thái lương (mát) khi dùng liều phòng bệnh 3 gói/ngày, cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa lạnh người. Các bạn có thể giảm liều xuống 1- 2 gói/ngày hoặc ngưng sử dụng Degulam một thời gian, khi thấy cơ thể bị nóng mới nên dùng. 

5. Cách chăm sóc khi xảy ra rối loạn tiêu hóa: 

+ Các bạn nên bổ sung vi khuẩn có lợi (Lactobacillus và Bifidobacterium) có khả năng sinh axit lactic và axit axetic làm giảm độ pH đường ruột và ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh khác, đồng thời có khả năng tăng đáp ứng miễn dịch thông qua kích thích hoạt động thực bào của các tế bào lympho và đại thực bào.

+ Nếu do dùng sai Degulam thì các bạn chỉ cần ngưng dùng sản phẩm ½-1 ngày là hết các tác dụng phụ trên, cơ thể trở lại bình thường. Muốn nhanh khỏi các bạn có thể cắt 3 lát gừng tươi, cho vào cốc (ly) nước sôi, đậy nắp lại, để ngâm 15 phút, sau đó lấy nước uống. 

Nước gừng

Lưu ý: * Không dùng nước gừng cho người đang đau bao tử (dạ dày), 

* Nên ăn lót dạ trước khi uống nước Gừng.

Chúc bạn đọc luôn chủ động phòng và hỗ trợ điều trị bệnh dịch tốt. Để tất cả chúng ta vượt qua đại dịch này.

ThS. Hoàng Văn Lâm, nguyên giảng viên, Trường Đại học Dược Hà Nội
 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng