UỐNG GÌ TỐT TRONG MÙA DỊCH

Theo Y học cổ truyền thì đại dịch co.ro.na virus hiện nay được coi là ôn dịch (tức dịch bệnh nóng). Do đó, những người có cơ thể nóng rất dễ bị lây bệnh và thường diễn biến nặng hơn những người có cơ thể cân bằng hoặc cơ thể mát. Vậy những người có cơ thể mát và cân bằng có thể giảm được nguy cơ lây nhiễm hoặc nếu bị lây nhiễm có thể không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng nhẹ.

Từ lý do trên, ThS. Hoàng Văn Lâm sẽ hướng dẫn một số loại nước uống vừa có tính mát, lạnh, vừa có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh, giúp chúng ta chủ động phòng chống bệnh dịch này:

1. Nước lọc hay nước đun sôi

      Cơ thể người trưởng thành có tới 75% là nước, trẻ em có thể lên tới 85% là nước. Do đó, nước là thành phần chiếm nhiều nhất trong cơ thể và rất quan trọng trong hoạt động sống của con người. Nếu thiếu nước sẽ gây mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, tăng sự lo lắng, chuột rút, đau khớp. Ngoài ra, sắc đẹp của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi thiếu nước gây ra mắt trũng, da nhăn nheo. Ở mức độ nặng có thể bị sốt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh, tiêu chảy nặng và/hoặc nôn. Theo quan niệm của Y học cổ truyền thì tân dịch là chất nước trong cơ thể, chất trong là “tân”, chất đục là “dịch”. Tân đi toàn thân, tưới và nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch, da và tạo thành huyết dịch, không ngừng bổ sung nước cho huyết dịch. Dịch bổ sung cho tinh, tủy, làm khớp xương cử động dễ dàng, làm nhuận da lông. Vậy thiếu nước sẽ dẫn đến thiếu tân dịch sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sống của con người. Do đó, ngoài lượng nước cung cấp từ thức ăn ra (cơm, canh, cá, thịt, rau…), các bạn nên uống khoảng từ 1,5- 2 lít nước trong ngày.

        Trong bệnh dịch corona virus, các bệnh nhân F0 có triệu chứng lâm sàng từ nhẹ đến nặng thường có triệu chứng sốt cao, gián đoạn (lúc sốt cao, lúc không sốt). Nhiệt độ cơ thể tăng dần lên 39- 40 độ C, có thể còn cao hơn. Khi cơ thể nóng, lượng nước trong cơ thể bốc hơi qua da nhiều hơn, kết hợp với toát mồ hôi, dẫn đến cơ thể mất nước nhiều hơn bình thường. Dấu hiệu của sự mất nước là cảm khác khát. Do đó, khi sốt cao điều đầu tiên là phải cung cấp vào cơ thể nước và chất điện giải. Thường thì chúng ta vẫn mua Oresol về pha nước theo hướng dẫn và uống. Nhưng nếu trường hợp không mua được, chúng ta có thể pha tại nhà theo công thức: 1 thìa cà phê Muối, 8 thìa cà phê Đường, pha với 1 lít nước lọc hoặc nước đung sôi. Nếu khi có cảm giác khát nước là uống ngay nước này, để cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể. Nếu chúng ta không cung cấp được đủ nước cho cơ thể, sẽ diễn biến bệnh nặng hơn. Do bệnh co.ro.na virus có tính lây nhiễm cao, nên khi ở trong các cơ sở điều trị bênh, không có người nhà để hỗ trợ, cho nên các bệnh nhân F0 cần chủ động chuẩn bị nước và chất điện giải (Oresol hoặc muối, đường, thìa cà phê) trước. Nếu khi hết nước, cần yêu cầu người phục vụ tại cơ sở điều trị cung cấp đủ nước để dự phòng, khi sốt cao pha nước và chất điện giải uống. Tỉ lệ bệnh nhân F0 diễn biến nặng ở Ấn độ cao hơn các nước khác, cũng một phần do nhân viên phục vụ tại các cơ sở điều trị không cung cấp đủ nước và các chất điện giải cho bệnh nhân bị sốt cao.

2. Bia, rượu

Trong mùa dịch có thể chúng ta bị cách ly, phong tỏa dài ngày, nên thời có tâm lý buồn chán, trong các bữa ăn gia đình thường lấy bia, lấy rượu ra uống để giải sầu. Nhưng bia rượu đều có thành phần cồn hay etanol, chất này khi đi vào chuyển hóa sinh ra rất nhiều năng lượng và có tính ấm, dẫn đến tăng thân nhiệt, hao tổn tân dịch trong cơ thể. Biểu hiện khi uống nhiều buổi tối, đêm hoặc sáng dậy thường có cảm giác khát nước, khô khớp chân tay, mệt mỏi... Do đó, trong mùa dịch chúng ta nên hạn chế hoặc không uống, không nên để cơ thể của chúng ta ở trạng thái ấm hoặc nóng, sẽ rất dễ mắc bệnh và thường diễn biến bệnh nặng lên.

3. Chè và chè xanh

      Chè hay Trà có tên khoa học là Camellia sinensis (L.) O. Ktze, họ Chè (Theaceae). Thành phần quan trọng để phân biệt nước chè là cafein, các polyphenol và tinh dầu. Tác dụng nổi trội của chè là tác dụng chống oxy hóa là hoạt lực của 2 chất catechin và 3 chất flavonol mạnh hơn vitamin E gấp 1,3 đến 32 lần. Các chất cafein, theophylin, theobromin trong chè có tác dụng kích thích thần kinh, kích thích não, tăng cường sức làm việc trí óc và cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hòa nhịp đập của tim, lợi tiểu và kích thích ăn ngon.

       Theo Y học cổ truyền, Chè có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát, quy vào kinh can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt, xây xẩm, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ.

      Do đó, nếu chúng ta uống chè vào buổi sáng rất có lợi cho cơ thể. Không nên uống vào buổi tối, có thể gây mất nghỉ ở 1 số người. Đặc biệt trong mùa dịch bệnh uống chè nóng giúp cơ thể mát, làm tăng hô hấp, chống oxy hóa giúp chúng ta phòng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh dịch được tốt hơn.

4. Sinh tố Diếp cá, Rau má, quả tắc (hay lá chanh)

Hai rau ăn, cũng như 2 vị thuốc Diếp cá và Rau má đều tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng. Còn quả tắc (quất) có tác dụng điều vị (chua), điều hương (khử mùi tanh của Giấp cá), giúp sinh tố có vị chua và mùi thơm của tinh dầu quả Tắc. Ngoài ra, Tắc còn có tác dụng chỉ khát, giảm ho. Do đó, Sinh tố này rất tốt để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh dịch nóng, giúp cân bằng âm dương, giúp giải nhiệt, hạ sốt, giúp giải khát, giảm ho, giúp tiêu viêm, sát trùng do virus co.ro.na gây nên ở niêm mạc đường hô hấp.

5. Sinh tố Dưa hấu

Dưa hấu hay dưa đỏ có tên khoa học là Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum. Et Nak., họ Bí (Curcutaceae). Trong 100g thịt quả Dứa hấu có 90g nước, 0,7g protein, 0,1g mỡ, 9g carbonhydrat, 300 UI vitamin C, 0,08 mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 0,2mg niacin, 6mg vitamin C, 8mg Ca, 0,2mg Fe, 10mg Mg, 14mg P.

Theo Y học cổ truyền, Dưa hấu có vị ngọt, tính hàn, quy kinh tâm, vị, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, trừ phiền, chỉ khát, lợi tiểu tiện. Trong y học dân gian thường dùng chữa sốt nóng, khát nước, tân dịch hao tổn, tiểu tiện bất lợi, đái buốt, đái dắt, viêm thận, phù thũng, vàng da, đái đường, loét miệng lưỡi, đau họng, say rượu.

Do đó, Sinh tố hay nước ép Dưa hấu rất tốt để chúng ta phòng bệnh dịch nóng, giúp làm mát cơ thể, cân bằng âm dương, giúp thanh nhiệt, hạ sốt, giúp bổ sung tân dịch, tiêu khát khi bệnh nóng gây hao tổn tân dịch, khát nước, bổ sung các vitamin, khoáng chất, nước khi sốt nóng gây hao tổn. Do đó, Sinh tố hay nước ép Dưa hấu giúp phòng và hỗ trợ điều trị cho bệnh co.ro.na virus rất tốt.

6. Nước Cam

Cam có tên khoa học là Citrus sinensis (L.) Osbeck, họ Cam (Rutaceae). Dịch quả Cam chứa đường, acid, tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn và diệt côn trùng.

Theo YHCT, quả Cam có vị chua, tính mát, tính bình có tác dụng giải khát, sinh tân, mát phổi, thanh nhiệt, tiêu đờm. Dịch quả cam dùng để giải nhiệt, trị sốt, cảm cúm, ho. Do đó, Nước cam hay dịch ép quả cam tất tốt cho cơ thể, giúp cân bằng âm dương, giúp phòng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng sốt nóng, khát nước, đờm rãi, các triệu chứng của bệnh cảm cúm.

7. Nước Chanh

Chanh có tên khoa học là Citrus limonia Osbeck, họ Cam (Rutaceae). Theo YHCT, Quả chanh có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng sinh tân, kiện vị, hóa đờm, chỉ khái, khư thử. Dịch ép quả chanh là 1 thứ nước uống tốt, giàu vitamin C, B1, muối kháng và acid citric, được dùng trong các trường hợp cảm sốt, viêm nhiễm, tê thấp. Do đó, nước chanh dùng khá tốt cho phòng và hỗ trợ điều trị bệnh dịch.

Còn rất nhiều loại nước ép và sinh tố khác cũng rất tốt cho cơ thể, cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ (sinh tố) như Nước cà chua, ca rốt, mãng cầu, nho, xoài, thanh long, ổi, cherry, dâu tây…. Do đó, để có sức khỏe và miễn dịch tốt, chúng ta nên bổ sung thêm trong thành phần uống của mỗi người các loại sinh tố trái cây, rau xanh, nước ép để chúng ta chủ động phòng chống bệnh dịch.

      Nếu chúng ta không có thời gian hoặc ngại làm các sinh tố, nước ép, nước uống trên, thì chúng ta có thể tham khảo sản phẩm Degulam có tác dụng: Tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe, mát máu, thanh nhiệt, giải độc. Giúp giảm các triệu chứng: Sốt cao, khát nước, mệt mỏi, sổ mũi, nghẹt mũi, phát ban. Degulam được Bộ môn Thực Vật- Trường Đại học Dược Hà Nội nghiên cứu và phát triển từ bài thuốc gia truyền của ThS. Hoàng Văn Lâm, và cũng được ghi trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, trang 978 của TS. GS. Đỗ Tất Lợi với nhan đề “Thần dược cứu mệnh, cứu người trong 4 khắc” có tác dụng: Chủ trị làm ban, ôn dịch, các bệnh nan y, công hiệu như thần đẩy lui bệnh sau 60 phút bài thuốc gồm 3 vị: Địa long (tính lạnh), Đậu xanh (tính mát), Rau ngót (tính mát). Bài thuốc này giúp cân bằng âm dương, giúp chủ trị ôn dịch (bệnh co.ro.na virus, cảm cúm). Mọi người, đặc biệt những bệnh nhân F0 không có triệu chứng, bệnh nhân nhẹ đến vừa, nên tham khảo về bài thuốc hoặc sản phẩm Degulam để sử dụng, giúp mang lại sức khỏe, an toàn cho người nhà và chính bản thân các bạn.

ThS. Hoàng Văn Lâm, nguyên giảng viên, Trường Đại học Dược Hà Nội

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng