CÁCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH HIỆU QUẢ BẰNG THUỐC NAM

Đại dịch bùng phát lần thứ 4 này chủ yếu là do biến thể delta virus co.ro.na, đang diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh phía nam, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh, thì 53,8% là bệnh nhân F0 không có biểu hiện lâm sàng và 34, 5% có biểu hiện lâm sàng nhẹ, 4% biểu hiện lâm sàng trung bình, các triệu chứng của bệnh cảm cúm như: hắt hơi, sổ mũi, đau rát cổ họng, ho, đau khắp mình mẩy, khát nước, sốt cao… Còn lại 6,7% bệnh nhân nặng cần dùng đến máy thở. 

Đại dịch bùng phát lần thứ 4 này chủ yếu là do biến thể delta virus co.ro.na, đang diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh phía nam, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh, thì 53,8% là bệnh nhân F0 không có biểu hiện lâm sàng và 34, 5% có biểu hiện lâm sàng nhẹ, 4% biểu hiện lâm sàng trung bình, các triệu chứng của bệnh cảm cúm như: hắt hơi, sổ mũi, đau rát cổ họng, ho, đau khắp mình mẩy, khát nước, sốt cao… Còn lại 6,7% bệnh nhân nặng cần dùng đến máy thở. Trong đó, các bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng đến biểu hiện lâm sàng trung bình chiếm 93,3%, cần được chăm sóc y tế để tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường sức khỏe, giúp bệnh nhân không bị các triệu chứng hoặc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh hiện nay, theo chỉ thị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã nêu rất rõ trong cuộc họp giao ban trực tuyến về phòng chống dịch bệnh của các tỉnh phía nam là cần thiết phải kết hợp giữa Y học cố truyền và Y học hiên đại. Thủ tướng đã ví “Y học hiện đại (vắc xin) như quân chủ lực, Y học cổ truyền như dân quân tự vệ”.

Theo Y học cổ truyền thì Covid 19 được coi là ôn dịch (tức dịch bệnh nóng). Cần khuyến khích sử dụng các sản phẩm Đông y có tính lương (mát), hàn (lạnh) để điều hòa tính nóng cho các bệnh nhân F0 và các sản phẩm tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm để phòng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh như: hắt hơi, sổ mũi, đau rát cổ họng, ho, đau khắp mình mẩy, khát nước, sốt cao ở bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng đến bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng trung bình. Ví dụ một số vị thuốc và sản phẩm có thể dùng rất hiệu quả để phòng, hỗ trợ điều trị ôn dịch sau:

1. Nhánh Lược vàng: Nếu bị ngứa, rát cổ họng, ho có thể ngậm nhánh cây Lược vàng (phần bò ra màu tím từ thân), rửa sạch, chấm ít muối tinh, làm dập trong miệng và ngậm. Chỉ sau khoảng 30 phút sẽ cảm thấy giảm hoặc hết ngứa, rát cổ họng. Lưu ý: chỉ hiệu quả khi chưa có sốt nóng.

Nhánh lược vàng có tác dụng giảm rát họng, hết ho

Nhánh lược vàng có tác dụng giảm rát họng, hết ho

2. Diếp cá (Giấp cá), Ráu má vừa có tính mát, lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt, lợi tiểu giúp hạ nhiệt khi bị sốt nóng, giúp cung cấp vitamin C, chất xơ cho đường tiêu hóa, tăng sinh miễn dịch cho cơ thể. Các bạn có thể làm sinh tố Diếp cá, Rau má, quả quất (tắc) hay lá chanh, rất thơm ngon, dễ uống. Giúp phòng và hỗ trợ điều trị dịch bệnh (hướng dẫn cách làm trong youtube video: Degulam sinh tố cho mùa dịch).

3. Nước rễ Cỏ tranh: Rễ cỏ tranh hay Bạch mao căn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thông tiểu tiện, lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt. Giúp làm mát cơ thể, mát máu, thanh nhiệt, thông tiểu tiện giúp hạ nhiệt khi bị sốt nóng. Các bạn có thể đi đào phần thân rễ màu trắng nằm ở dưới đất trong đám cỏ tranh về rửa sạch, lấy khoảng 50-60g đun nước uống hằng ngày. Nếu không biết hoặc không có thời gian đào thì có thể mua ở các tiệm thuốc nam, bắc về đun nước uống, rất rẻ tiền, mà hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh dịch. Nhược điểm là đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Nước rễ cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu

Nước rễ cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu

4. Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng bá nam (vỏ cây Núc nác), Hoàng cầm, Kim ngân hoa đều có vị đắng, tính mát, lạnh, và cũng đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, làm những kháng sinh thực vật, lại có tác dụng chống viêm nên các cây thuốc trên có thể giúp bệnh nhân không bị bội nhiễm (nấm, vi khuẩn) khi virus gây tổn thương niêm mạc họng, khí quản, phế quản, phổi và suy giảm miễn dịch tạm thời do virus co.ro.na gây ra, đồng thời giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc do virus gây nên… Rất tốt cho việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh dịch. Tuy nhiên, các vị thuốc này đều đắng, nên không tạo được hương vị dễ uống.

5. Nước, chè đậu đen: Đâu đen có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát. Cách chế biến: Ngâm đậu đen với nước lạnh 30 phút, bỏ lên để ráo nước, sau đó sao cho phần trong màu vàng là được (lưu ý sao nhỏ lửa). Một người đun nước uống khoảng 40- 50g/ ngày. Có thể pha loãng uống thay nước. Lưu ý: Cần sao đúng kỹ thuật, nếu sao cháy quá uống sẽ gây hại cho cơ thể; Nếu sao sống, tinh bột trong hạt đâu chưa biến tính thì khi đun với nước, tinh bột hồ hóa, sẽ hạn chế tan các dược chất ra nước, dẫn đến không chiết được dược chất. Tốt nhất các bạn, nấu chè đậu đen, vừa cung cấp thêm năng lượng, các Flavonoid chống ô xy hóa, lại giúp làm mát cơ thể, giúp phòng và ngăn ngừa bệnh dịch.

Nước, chè đậu đen có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.

Nước, chè đậu đen có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.

6. Nước quả La hán: La hán quả có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng ngưng ho, thanh nhiệt, lương huyết, nhuận trường. Chúng ta lấy nửa quả La hán đun với 2 lít nước uống trong ngày, vừa ngọt, thanh nhiệt, mát máu, dễ đi đại tiện và giúp cơ thể mát mẻ, có thể phòng và ngăn ngừa bệnh dịch.

La hán quả có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng ngưng ho, thanh nhiệt, lương huyết, nhuận trường

La hán quả có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng ngưng ho, thanh nhiệt, lương huyết, nhuận trường

7. Nước, sinh tố, canh Rau ngót: Lá Rau ngót có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, giải độc, lợi tiểu. Giúp làm mát máu, mát cơ thể và giải độc tố ra bên ngoài. Giúp phòng và ngăn ngừa bệnh dịch…..

Ông cha ta từ xưa đã có câu nói: Nam dược trị nam nhân. Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, trang 978 của TS. GS. Đỗ Tất Lợi đã nói rất kỹ về bài thuốc “Thần dược cứu mệnh, cứu người trong 4 khắc” có tác dụng: “Chủ trị làm ban, ôn dịch, các bệnh nan y, công hiệu như thần đẩy lui bệnh sau 60 phút” bài thuốc nguyên bản gồm 3 vị: Địa long (tính lạnh), Đậu xanh (tính mát), Rau ngót (tính mát). Bài thuốc này đã được Bộ môn Thực Vật- Trường Đại học Dược Hà Nội nghiên cứu và phát triển thành sản phẩm Degulam có tác dụng: Tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe, mát máu, thanh nhiệt, giải độc. Giúp giảm các triệu chứng: Sốt cao, khát nước, mệt mỏi, sổ mũi, nghẹt mũi, phát ban. Dùng tốt cho nhưng người bị: Sốt xuất huyết, cảm cúm, sốt cao. Mọi người, đặc biệt những bệnh nhân F0 không có triệu chứng, đến triệu chứng trung bình nên tham khảo về bài thuốc hoặc sản phẩm Degulam để sử dụng, giúp mang lại sức khỏe, an toàn cho người nhà và chính bản thân các bạn.

Tất cả chúng ta đều mong đại dịch ở các tỉnh phía nam, đặc biệt ở TP. Hồ Chí Minh được dập tắt. Điều đó phụ thuộc vào: 

- Các bạn có thực hiên đúng quy định về 5K, về cách ly và phong tỏa không ?

- Các bạn có chăm sóc và hỗ trợ điều trị tốt cho sức khỏe mình không ? 

Để chúng ta chủ động phòng chống đại dịch này.
 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng